Mưu sinh với đặt nò bẫy cá trên sông Trà Bồng
Ở rừng dừa nước Cà Ninh, sông Trà Bồng hình ảnh những nò bẫy cá, tôm đã quen thuộc, trở thành nét văn hoá của người dân vùng ven sông nước. Đây là phương thức đánh bắt truyền thống, được người dân nơi đây gìn giữ, truyền đời hơn trăm năm qua.
Dựng nò bắt tôm cá
Để tìm hiểu về cách đặt nò và mưu sinh nghề sông nước của người dân ở thôn Phú Long 3, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi đã có một chuyến đi đầy thú vị theo ghe ra giữa sông nơi có rừng dừa nước bạt ngàn. Gia đình ông Nguyễn Hồng Quân, xã Bình Phước có đến 4 nò bắt cá, trong đó có 3 nò được duy trì suốt 3 đời. Mỗi đời chỉ sửa chữa, thay thế những cây tre, tấm lưới đã hư hỏng, còn gốc nò vẫn như ngày xưa. “Nò được đặt chìm dưới sông để cá theo luồng nước chảy mà trôi vào nò. Đang mùa nước nổi, nên tôm, cá nhiều. Thả nò từ sáng ngày hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau, tôi thu về được cỡ 1kg tôm đất và dăm lạng cá bống cát. Có bữa may mắn, còn có cá hồng, cá hanh nước lợ chui vào nò. Còn vào mùa nắng, mỗi bữa vớt nò, tôi chỉ thu được dăm lạng tôm đất thôi”, ông Quân cho hay.
Khi được hỏi về cách làm nò ông Quân giải thích, nò được làm từ những cây tre, hai vách nò tạo hình chữ V có chiều dài mỗi vách đến 60m, độ rộng từ 30-40m, nhiệm vụ của vách nò là luồng cá vào thân nò và mắc lại rọ cá. Để cá không ra khỏi nò thì người dân đan các tấm phên khoảng 4m nối tiếp và cột chặt vào cọc tre đặt chìm dưới dòng sông. Các tấm phên giúp chắn cá không lọt ra khỏi nò và buộc phải bơi vào sâu bên trong theo dòng nước chảy, cuối cùng mắc lại tại rọ lưới.
Theo ông Quân, mỗi nò được làm từ khoảng 200 cây tre, bình quân 40.000-50.000 đồng/cây tre, chi phí dựng nò rất lớn, tuy nhiên chỉ cần dựng một lần, về sau cứ cây tre nào hỏng, mai một thì thay thế, thông thường từ 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, nò có thể giữ suốt 2-3 năm và lâu hơn nếu được sửa chữa thường xuyên.
Những chiếc nò mà người dân xóm Cà Ninh dùng để bẫy cá, tôm trên sông, là ngư cụ truyền thống được làm bằng tre và cây ráng biển - một loại cây mọc hoang ở những vùng nước ngập mặn ở Cà Ninh. Ông Trần Xuân Đào, xã Bình Phước cho biết, để dựng được nò, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật và tay nghề cao. Người “thầy” xây nò là người có thể xác định được chỗ nào có nhiều tôm cá, có “địa thế” và dòng nước chảy phù hợp. Dựng nò làm sao cá tôm cứ ngoan ngoãn đi vào một cách tự nhiên mà không thể trở ra. Nò của ông Đào có chiều dài vách khoảng 30m tạo thành từ những cây tre, mỗi cây tre cách nhau 1,5m, cọc tre cắm sâu khoảng 4m so với đáy sông.
“Rừng dừa nước Cà Ninh có nguồn lợi thủy sản đa dạng, dưới đáy là bùn non rất thích hợp cho tôm sinh sôi, phát triển. Từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch hằng năm thì mưa nhiều, nước đục hơn nên lượng tôm nhiều hơn cá”, ông Đào chia sẻ.
Vơi dần thủy sản
Nhìn ra dòng sông đang rì rào sóng nước, anh Tô Xuân Bửu cho hay, nguồn lợi thủy sản đang vơi dần, ngày trước, mỗi hộ dân ven sông đều giữ cho gia đình mình vài chiếc nò để bắt cá, tôm. Thậm chí, những chiếc nò giữ vai trò quan trọng với cuộc sống người dân đến mức, người xóm Cà Ninh đã tự lập ra quy ước về những vị trí đặt nò trên sông tương ứng với từng gia đình và tuân thủ nghiêm ngặt qua nhiều thế hệ. Bây giờ có nhiều người dùng dã cào, chích điện, bao nhiêu tôm cá to nhỏ bắt hết. Hình thức đánh bắt tận thu và hủy diệt đã làm ngày một nghèo thêm sản vật. Cuộc sống của người làm nghề chài lưới theo đó không còn dễ dàng như trước.
“Bây giờ đa số người dân chủ yếu đánh bắt cá bằng lồng, lưới đi “quét” cả rừng dừa nước, cá chưa vào nò đã mắc vào lưới lồng thả chìm trên sông. Dù vậy, nhưng nò vẫn là cách làm cha ông để lại nên tôi vẫn tiếp tục với nghề dù bữa có cá tôm, bữa toàn rong rêu. Một niềm vui của đánh bắt thủy sản”, anh Bửu bộc bạch.
Mặt trời đã khuất dạng, dòng sông phản chiếu một màu xám từ chút ánh sáng yếu ớt cuối ngày, ông Nguyễn Hồng Quân lại chèo ghe đi thăm rọ cá, đối với ông đây cũng như niềm vui mỗi ngày. “Những năm trước, cá tôm đầy ắp, nhưng 2 năm nay thì trên sông dần vơi nguồn lợi thủy sản, dù vậy, mỗi ngày thu được 2 lạng tôm cũng bán được 30.000 đồng/lạng, mỗi tháng cũng có được hơn 1 triệu, người dân ven sông sống nhờ con cá, con tôm, bám trụ với nghề cũng có bữa no”, ông Quân nói.
Theo ông Lê Hồng Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Phước, nò là hình thức đươm cá, tôm từ ngày xưa để lại đến nay. Trước kia, người dân thường chong đèn dầu ở 2 đầu vách nò để dẫn cá, tôm vào rọ. Người dân đánh bắt bằng bẫy nò nhằm phục vụ cải thiện bữa ăn gia đình là chính còn làm bán thì ít hơn. Hiện nay để duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản trên rừng dừa nước Cà Ninh thì hằng năm, Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản đều thực hiện thả cá, tôm, cua tái tạo nguồn lợi thủy sản. Một phần, người dân giữ lại những nò là hình thức trải nghiệm, khám phá cho du khách khi đến thăm rừng dừa nước Cà Ninh.
Dựng nò bắt tôm cá
Để tìm hiểu về cách đặt nò và mưu sinh nghề sông nước của người dân ở thôn Phú Long 3, xã Bình Phước, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), chúng tôi đã có một chuyến đi đầy thú vị theo ghe ra giữa sông nơi có rừng dừa nước bạt ngàn. Gia đình ông Nguyễn Hồng Quân, xã Bình Phước có đến 4 nò bắt cá, trong đó có 3 nò được duy trì suốt 3 đời. Mỗi đời chỉ sửa chữa, thay thế những cây tre, tấm lưới đã hư hỏng, còn gốc nò vẫn như ngày xưa. “Nò được đặt chìm dưới sông để cá theo luồng nước chảy mà trôi vào nò. Đang mùa nước nổi, nên tôm, cá nhiều. Thả nò từ sáng ngày hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau, tôi thu về được cỡ 1kg tôm đất và dăm lạng cá bống cát. Có bữa may mắn, còn có cá hồng, cá hanh nước lợ chui vào nò. Còn vào mùa nắng, mỗi bữa vớt nò, tôi chỉ thu được dăm lạng tôm đất thôi”, ông Quân cho hay.
Khi được hỏi về cách làm nò ông Quân giải thích, nò được làm từ những cây tre, hai vách nò tạo hình chữ V có chiều dài mỗi vách đến 60m, độ rộng từ 30-40m, nhiệm vụ của vách nò là luồng cá vào thân nò và mắc lại rọ cá. Để cá không ra khỏi nò thì người dân đan các tấm phên khoảng 4m nối tiếp và cột chặt vào cọc tre đặt chìm dưới dòng sông. Các tấm phên giúp chắn cá không lọt ra khỏi nò và buộc phải bơi vào sâu bên trong theo dòng nước chảy, cuối cùng mắc lại tại rọ lưới.
Theo ông Quân, mỗi nò được làm từ khoảng 200 cây tre, bình quân 40.000-50.000 đồng/cây tre, chi phí dựng nò rất lớn, tuy nhiên chỉ cần dựng một lần, về sau cứ cây tre nào hỏng, mai một thì thay thế, thông thường từ 6 tháng đến 1 năm. Vì vậy, nò có thể giữ suốt 2-3 năm và lâu hơn nếu được sửa chữa thường xuyên.
Những chiếc nò mà người dân xóm Cà Ninh dùng để bẫy cá, tôm trên sông, là ngư cụ truyền thống được làm bằng tre và cây ráng biển - một loại cây mọc hoang ở những vùng nước ngập mặn ở Cà Ninh. Ông Trần Xuân Đào, xã Bình Phước cho biết, để dựng được nò, đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật và tay nghề cao. Người “thầy” xây nò là người có thể xác định được chỗ nào có nhiều tôm cá, có “địa thế” và dòng nước chảy phù hợp. Dựng nò làm sao cá tôm cứ ngoan ngoãn đi vào một cách tự nhiên mà không thể trở ra. Nò của ông Đào có chiều dài vách khoảng 30m tạo thành từ những cây tre, mỗi cây tre cách nhau 1,5m, cọc tre cắm sâu khoảng 4m so với đáy sông.
“Rừng dừa nước Cà Ninh có nguồn lợi thủy sản đa dạng, dưới đáy là bùn non rất thích hợp cho tôm sinh sôi, phát triển. Từ tháng 9 đến tháng 10 âm lịch hằng năm thì mưa nhiều, nước đục hơn nên lượng tôm nhiều hơn cá”, ông Đào chia sẻ.
Vơi dần thủy sản
Nhìn ra dòng sông đang rì rào sóng nước, anh Tô Xuân Bửu cho hay, nguồn lợi thủy sản đang vơi dần, ngày trước, mỗi hộ dân ven sông đều giữ cho gia đình mình vài chiếc nò để bắt cá, tôm. Thậm chí, những chiếc nò giữ vai trò quan trọng với cuộc sống người dân đến mức, người xóm Cà Ninh đã tự lập ra quy ước về những vị trí đặt nò trên sông tương ứng với từng gia đình và tuân thủ nghiêm ngặt qua nhiều thế hệ. Bây giờ có nhiều người dùng dã cào, chích điện, bao nhiêu tôm cá to nhỏ bắt hết. Hình thức đánh bắt tận thu và hủy diệt đã làm ngày một nghèo thêm sản vật. Cuộc sống của người làm nghề chài lưới theo đó không còn dễ dàng như trước.
“Bây giờ đa số người dân chủ yếu đánh bắt cá bằng lồng, lưới đi “quét” cả rừng dừa nước, cá chưa vào nò đã mắc vào lưới lồng thả chìm trên sông. Dù vậy, nhưng nò vẫn là cách làm cha ông để lại nên tôi vẫn tiếp tục với nghề dù bữa có cá tôm, bữa toàn rong rêu. Một niềm vui của đánh bắt thủy sản”, anh Bửu bộc bạch.
Mặt trời đã khuất dạng, dòng sông phản chiếu một màu xám từ chút ánh sáng yếu ớt cuối ngày, ông Nguyễn Hồng Quân lại chèo ghe đi thăm rọ cá, đối với ông đây cũng như niềm vui mỗi ngày. “Những năm trước, cá tôm đầy ắp, nhưng 2 năm nay thì trên sông dần vơi nguồn lợi thủy sản, dù vậy, mỗi ngày thu được 2 lạng tôm cũng bán được 30.000 đồng/lạng, mỗi tháng cũng có được hơn 1 triệu, người dân ven sông sống nhờ con cá, con tôm, bám trụ với nghề cũng có bữa no”, ông Quân nói.
Theo ông Lê Hồng Phong, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Phước, nò là hình thức đươm cá, tôm từ ngày xưa để lại đến nay. Trước kia, người dân thường chong đèn dầu ở 2 đầu vách nò để dẫn cá, tôm vào rọ. Người dân đánh bắt bằng bẫy nò nhằm phục vụ cải thiện bữa ăn gia đình là chính còn làm bán thì ít hơn. Hiện nay để duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản trên rừng dừa nước Cà Ninh thì hằng năm, Sở NN-PTNT, Chi cục Thủy sản đều thực hiện thả cá, tôm, cua tái tạo nguồn lợi thủy sản. Một phần, người dân giữ lại những nò là hình thức trải nghiệm, khám phá cho du khách khi đến thăm rừng dừa nước Cà Ninh.
Nguồn tin: Báo Văn Hóa
Tin tức khác