Du khách đến đảo Lý Sơn chỉ cần đặt vé online
Người dân và du khách đến huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) giờ đây có thể chủ động chọn chỗ ngồi, ngày giờ khởi hành và mua vé tàu online chỉ với những thao tác đơn giản trên máy tính hoặc điện thoại.
Trong 1 năm qua, Ban quản lý cảng và cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh (trực thuộc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi) thực hiện chuyển đổi số trong bán vé tuyến đường thủy Sa Kỳ - Lý Sơn đã phát huy hiệu quả và được nhiều hành khách đánh giá cao. Vợ chồng chị Vũ Phương Mai ở TP Hồ Chí Minh lên kế hoạch cho tuần trăng mật sau lễ cưới từ đầu tháng 4. Thay vì phải xuống tận cảng Sa Kỳ từ sớm để xếp hàng mua vé tàu ra Lý Sơn như trước đây, vợ chồng chị Mai đã chọn cách mua vé, đặt chỗ cho cả chuyến đi và về theo hình thức trực tuyến. “Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, vợ chồng tôi cũng như nhiều du khách khác có thể chủ động chọn giờ khởi hành trước ngày đi du lịch cả tháng, đồng thời không bị phiền hà vì mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc mua vé theo cách truyền thống”, chị Mai chia sẻ.
Việc áp dụng phần mềm bán vé trực tuyến đã được BQL cảng và cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh triển khai từ tháng 5.2022 đến nay. Tất cả hành khách muốn đặt vé online cho tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại đều có thể truy cập vào website: cangsaky.com.vn để biết số chuyến tàu ra vào Lý sơn mỗi ngày, số chỗ ngồi còn trống trong mỗi chuyến tàu và có thể chủ động chọn ngày giờ khởi hành. Anh Nguyễn Thanh Nam – Phòng khai thác cảng Sa Kỳ, BQL cảng và cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh cho biết, mới đây, BQL cảng tiếp tục triển khai bán vé online cho cả tuyến Đảo Lớn – Đảo bé, tạo điều kiện thuận lợi và sự chủ động cần thiết cho du khách muốn đi ca nô qua đảo Bé tham quan.
Ban đầu triển khai phần mềm bán vé điện tử, tỷ lệ mua vé online chỉ giới hạn ở con số 20%. Tuy nhiên, trong 6 tháng gần đây, khi công tác tuyên truyền về chuyển đổi số trong bán vé tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn được đẩy mạnh, tỷ lệ hành khách chọn mua vé online đã tăng lên 40%. Đặc biệt, khi bước vào mùa cao điểm du lịch, từ đầu tháng 4 đến nay, tỷ lệ này tăng cao đến 70 – 80%. Con số này chứng tỏ, ngày càng có nhiều hành khách tiếp cận và thụ hưởng những ưu việt trong mua vé trực tuyến. Đây là mục đích chính của công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực này.
Ông Tạ Công Chức, Phó Giám đốc BQL cảng và cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh cho biết, hiện mỗi ngày có khoảng 400 – 500 hành khách đi tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn. Bước vào thời gian cao điểm, số lượng hành khách có thể tăng lên 1.500 – 2.000 khách/ngày. Nhưng công tác bán vé và quản lý tuyến đường thủy này không gặp trở ngại gì kể từ khi triển khai bán vé trực tuyến. “Phần mềm điện tử đã giúp nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, tạo môi trường văn minh, thân thiện tại nhà ga cảng Sa Kỳ và đặc biệt là đảm bảo an ninh trật tự, an toàn hành khách khi đến với Lý Sơn”, ông Chức nói.
Du lịch đang là lợi thế của huyện Lý Sơn. Hiện nay địa phương này đang đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, liên kết với các đơn vị tổ chức sự kiện, công ty lữ hành để xúc tiến tổ chức các lễ hội, hội thao, hội thảo, các đoàn famtrip… để thu hút du khách. Xác định tiềm năng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Lý Sơn cũng đầu tư khôi phục và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nhất là các loại hình văn hóa dân gian và các giá trị chủ quyền biển đảo.
Trong 1 năm qua, Ban quản lý cảng và cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh (trực thuộc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi) thực hiện chuyển đổi số trong bán vé tuyến đường thủy Sa Kỳ - Lý Sơn đã phát huy hiệu quả và được nhiều hành khách đánh giá cao. Vợ chồng chị Vũ Phương Mai ở TP Hồ Chí Minh lên kế hoạch cho tuần trăng mật sau lễ cưới từ đầu tháng 4. Thay vì phải xuống tận cảng Sa Kỳ từ sớm để xếp hàng mua vé tàu ra Lý Sơn như trước đây, vợ chồng chị Mai đã chọn cách mua vé, đặt chỗ cho cả chuyến đi và về theo hình thức trực tuyến. “Chỉ với vài thao tác đơn giản trên điện thoại, vợ chồng tôi cũng như nhiều du khách khác có thể chủ động chọn giờ khởi hành trước ngày đi du lịch cả tháng, đồng thời không bị phiền hà vì mất quá nhiều thời gian, công sức cho việc mua vé theo cách truyền thống”, chị Mai chia sẻ.
Việc áp dụng phần mềm bán vé trực tuyến đã được BQL cảng và cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh triển khai từ tháng 5.2022 đến nay. Tất cả hành khách muốn đặt vé online cho tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại đều có thể truy cập vào website: cangsaky.com.vn để biết số chuyến tàu ra vào Lý sơn mỗi ngày, số chỗ ngồi còn trống trong mỗi chuyến tàu và có thể chủ động chọn ngày giờ khởi hành. Anh Nguyễn Thanh Nam – Phòng khai thác cảng Sa Kỳ, BQL cảng và cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh cho biết, mới đây, BQL cảng tiếp tục triển khai bán vé online cho cả tuyến Đảo Lớn – Đảo bé, tạo điều kiện thuận lợi và sự chủ động cần thiết cho du khách muốn đi ca nô qua đảo Bé tham quan.
Ban đầu triển khai phần mềm bán vé điện tử, tỷ lệ mua vé online chỉ giới hạn ở con số 20%. Tuy nhiên, trong 6 tháng gần đây, khi công tác tuyên truyền về chuyển đổi số trong bán vé tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn được đẩy mạnh, tỷ lệ hành khách chọn mua vé online đã tăng lên 40%. Đặc biệt, khi bước vào mùa cao điểm du lịch, từ đầu tháng 4 đến nay, tỷ lệ này tăng cao đến 70 – 80%. Con số này chứng tỏ, ngày càng có nhiều hành khách tiếp cận và thụ hưởng những ưu việt trong mua vé trực tuyến. Đây là mục đích chính của công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực này.
Ông Tạ Công Chức, Phó Giám đốc BQL cảng và cảng vụ đường thủy nội địa tỉnh cho biết, hiện mỗi ngày có khoảng 400 – 500 hành khách đi tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn. Bước vào thời gian cao điểm, số lượng hành khách có thể tăng lên 1.500 – 2.000 khách/ngày. Nhưng công tác bán vé và quản lý tuyến đường thủy này không gặp trở ngại gì kể từ khi triển khai bán vé trực tuyến. “Phần mềm điện tử đã giúp nâng cao chất lượng phục vụ hành khách, tạo môi trường văn minh, thân thiện tại nhà ga cảng Sa Kỳ và đặc biệt là đảm bảo an ninh trật tự, an toàn hành khách khi đến với Lý Sơn”, ông Chức nói.
Du lịch đang là lợi thế của huyện Lý Sơn. Hiện nay địa phương này đang đẩy mạnh công tác quảng bá, xúc tiến du lịch bằng nhiều hình thức trên các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, liên kết với các đơn vị tổ chức sự kiện, công ty lữ hành để xúc tiến tổ chức các lễ hội, hội thao, hội thảo, các đoàn famtrip… để thu hút du khách. Xác định tiềm năng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, Lý Sơn cũng đầu tư khôi phục và tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, nhất là các loại hình văn hóa dân gian và các giá trị chủ quyền biển đảo.
Nguồn tin: Báo Văn Hóa điện tử
Tin tức khác