Mùa chôm chôm ở “thủ phủ” trái cây
Năm nay, chôm chôm được mùa, bà con nông dân huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) phấn khởi bước vào mùa thu hoạch.
Với đặc tính ít sâu bệnh, cây chôm chôm đang trở thành một giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân ở huyện Nghĩa Hành. Hiện nay, các hộ nông dân trồng chôm chôm vô cùng phấn khởi vì các vườn chôm chôm ở khu vực này bắt đầu cho thu hoạch với giá bán 18 - 20 nghìn đồng/kg.
Thời điểm này, gia đình ông Nguyễn Đăng Hiệp ở thôn Đông Trúc Lâm, xã Hành Nhân có vườn chôm chôm rộng hơn 1.200m2, với hơn 20 cây, được trồng từ năm 1995. Đây là vườn chôm chôm lâu năm nhất của huyện Nghĩa Hành.
Ông Hiệp ước tính, mỗi cây chôm chôm cho thu hoạch hơn 1 tạ quả, với giá bán từ 18 - 20 nghìn đồng/kg, ông thu được gần 40 triệu đồng. “Chăm sóc chôm chôm nhà vườn phải chú trọng chủ động nguồn nước, tránh thiệt hại về mùa khô. Lợi thế của cây chôm chôm là thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, tuổi khai thác kéo dài, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ khá ổn định”, ông Hiệp cho hay.
Theo các nhà vườn, mùa thu hoạch chôm chôm kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch. Mỗi đợt thu hoạch thường cách nhau từ 5 - 7 ngày.
Đây là giống chôm chôm tróc (Java), được nhập chủ yếu từ Indonesia, Thái Lan. Đặc điểm của loại chôm chôm này là thịt không dính hạt, trái to, ngọt, lông dài, được khách hàng ưa chuộng.
Theo thống kê của huyện Nghĩa Hành, toàn huyện có gần 800ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn 40ha cây chôm chôm. Năng suất của cây chôm chôm đạt hơn 80tạ/ha, lợi nhuận hơn 91triệu đồng/ha/năm.
Cùng với bưởi da xanh, sầu riêng, chuối ngự, chôm chôm huyện Nghĩa Hành được công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.
Được biết, những năm gần đây Hội Nông dân huyện Nghĩa Hành thường xuyên tuyên truyền vận động nông dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp và thường xuyên mở các lớp tập huấn Khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Đặc biệt, Hội Nông dân đã quan tâm nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bằng cách tổ chức cho nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm. Qua đó, nông dân đã áp dụng vào sản xuất và bước đầu đã mang lại thành công. Nhờ mô hình trồng chôm chôm và cây ăn quả khác mà nông dân ở đây phát triển du lịch cộng đồng.
Với đặc tính ít sâu bệnh, cây chôm chôm đang trở thành một giống cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân ở huyện Nghĩa Hành. Hiện nay, các hộ nông dân trồng chôm chôm vô cùng phấn khởi vì các vườn chôm chôm ở khu vực này bắt đầu cho thu hoạch với giá bán 18 - 20 nghìn đồng/kg.
Thời điểm này, gia đình ông Nguyễn Đăng Hiệp ở thôn Đông Trúc Lâm, xã Hành Nhân có vườn chôm chôm rộng hơn 1.200m2, với hơn 20 cây, được trồng từ năm 1995. Đây là vườn chôm chôm lâu năm nhất của huyện Nghĩa Hành.
Ông Hiệp ước tính, mỗi cây chôm chôm cho thu hoạch hơn 1 tạ quả, với giá bán từ 18 - 20 nghìn đồng/kg, ông thu được gần 40 triệu đồng. “Chăm sóc chôm chôm nhà vườn phải chú trọng chủ động nguồn nước, tránh thiệt hại về mùa khô. Lợi thế của cây chôm chôm là thích nghi tốt với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, tuổi khai thác kéo dài, giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ khá ổn định”, ông Hiệp cho hay.
Theo các nhà vườn, mùa thu hoạch chôm chôm kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch. Mỗi đợt thu hoạch thường cách nhau từ 5 - 7 ngày.
Đây là giống chôm chôm tróc (Java), được nhập chủ yếu từ Indonesia, Thái Lan. Đặc điểm của loại chôm chôm này là thịt không dính hạt, trái to, ngọt, lông dài, được khách hàng ưa chuộng.
Theo thống kê của huyện Nghĩa Hành, toàn huyện có gần 800ha cây ăn quả các loại, trong đó có hơn 40ha cây chôm chôm. Năng suất của cây chôm chôm đạt hơn 80tạ/ha, lợi nhuận hơn 91triệu đồng/ha/năm.
Cùng với bưởi da xanh, sầu riêng, chuối ngự, chôm chôm huyện Nghĩa Hành được công nhận là sản phẩm đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh.
Được biết, những năm gần đây Hội Nông dân huyện Nghĩa Hành thường xuyên tuyên truyền vận động nông dân chuyển đổi cây trồng vật nuôi phù hợp và thường xuyên mở các lớp tập huấn Khuyến nông, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho bà con nông dân. Đặc biệt, Hội Nông dân đã quan tâm nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao, bằng cách tổ chức cho nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm. Qua đó, nông dân đã áp dụng vào sản xuất và bước đầu đã mang lại thành công. Nhờ mô hình trồng chôm chôm và cây ăn quả khác mà nông dân ở đây phát triển du lịch cộng đồng.
Nguồn tin: Báo Văn Hóa
Tin tức khác