“Bảo tàng” văn hóa đồng bào Cadong, điểm dừng chân của du khách
Vượt hơn 80 km từ TP Quảng Ngãi lên huyện miền núi Sơn Tây, du khách có thể dừng lại ven đỉnh đồi quanh co để chiêm ngưỡng những dãy đồng lúa bậc thang chín vàng trải dọc dưới các thung lũng xa, mái nhà sàn thấp thoáng giữa rừng cau bạt ngàn thơ mộng. Giữa nơi núi rừng, một “bảo tàng” thu nhỏ văn hóa của đồng bào DTTS Cadong, đã được chàng trai Đinh Văn Siêng (SN 1988) ở xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) miệt mài sưu tầm và cất giữ.
Anh Siêng chia sẻ, năm 2010 khi xuất ngũ về quê, cũng là lúc anh nhận ra nhiều nhạc cụ, vật dụng sinh hoạt vốn gắn liền với người Cadong đang dần bị thay thế bởi cuộc hội nhập quá nhanh từ miền xuôi. Rổ rá, gùi từ mây, tre nay đã hết thời khi dụng cụ bằng nhựa dần chiếm vị trí. Cùng với đó là những cồng chiêng bằng đồng vốn là linh hồn của chủ nhân vùng đất này đang bị bán đi, chỉ còn vài người già lưu luyến xưa cũ giữ lại. Họ cũng chính là những người cuối cùng còn hiểu cách chế tác, hay sử dụng cồng chiêng, nhạc cụ phục vụ lễ hội. “Trước khi đi bộ đội, trong làng cồng chiêng còn rất nhiều. Thậm chí có những gia đình giữ hàng chục chiếc chiêng tuổi đời cả trăm năm. Mỗi lần sinh hoạt tập thể, các làng lại tổ chức đấu chiêng bà con quây quần bên nhau rất vui vẻ”, anh Siêng bộc bạch.
Hiện nay, cồng chiêng được xem là di sản vô cùng quý của đồng bào dân tộc thiểu số Cadong. Trong những lễ hội truyền thống của người Cadong như mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, lễ mừng năm mới, cúng Yàng... Những tiếng đàn krâu, chiêng hòa trong làn điệu dân ca Ra Nghé, Kaliêu đã và đang trở thành đểm đến chiêm ngưỡng của những du khách yêu thích bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Siêng cho hay, anh không ngừng đi tìm, phát hiện và gìn giữ giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Nghe ai giới thiệu chỗ nào còn đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, nhạc cụ của đồng bào mình là anh lặn lội tìm đến nơi để mua. Hiện “bảo tàng” thu nhỏ của anh giá trị nhất là 3 bộ chiêng 6 của đồng bào Cadong.
“Tôi nhận thấy nhiều lễ hội, phong tục tập quán của dân tộc mình dần dà bị quên lãng, nhiều loại nhạc cụ nay chỉ còn lại trong kí ức. Lo sợ văn hóa dân tộc bị mai một, tôi lặn lội đi khắp nơi tìm gặp những người cao tuổi biết về các loại nhạc cụ để tìm hiểu, ghi chép và làm theo. Lần đầu tiên tôi mua 12 chiếc chiêng của một già làng ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây với giá 15 triệu đồng. Số tiền ấy tôi tích cóp từ khi còn trong quân ngũ. Trong 3 bộ chiêng có 1 bộ cha tôi để lại và tôi coi nó như “báu vật”, anh Siêng nói.
Đến với huyện miền núi Sơn Tây du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng, hòa vào nhịp sống của người dân bản địa và săn mây với những bộ ảnh đẹp. Trong một dịp công tác, chị Đinh Hương ở tỉnh Nghệ An đã đến thăm “bảo tàng” thu nhỏ của anh Siêng và chị không khỏi ngỡ ngàng khi những chiếc chiêng, đồ sinh hoạt của đồng bào dân tộc Cadong được anh bố trí rất ngăn nắp. “Tôi nghĩ đây là vốn quý cần gìn giữ, anh Siêng đã giữ lại và tạo một không gian quá thú vị cho các bạn trẻ có dịp giao lưu, học hỏi có ý thức cao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Cadong”, chị Hương chia sẻ.
Anh Siêng kể: “Tôi mất hai năm dùi đục từng thớ gỗ, rồi dỡ bỏ mái nhà cũ để tạo thành tầng 2 của ngôi nhà. Tôi muốn có một nhà sàn riêng biệt để mọi người ghé đến tham quan và nghỉ ngơi”. Giờ đây, nhiều cụ già có chiếc gùi, bộ nỏ, đàn đẹp cũng mang tặng anh Siêng thay vì bán. Anh cũng khơi dậy trong thế hệ mình mong muốn giữ gìn bản sắc. Nhiều người trẻ học đan gùi, đánh cồng chiêng, chơi đàn... Mấy năm trở lại đây, nhiều người trẻ trong huyện đến nhà anh Siêng mượn chiêng để tham gia các lễ hội của đồng bào dân tộc thiếu số ở Quảng Ngãi.
Anh Đinh Văn Thâm thanh niên ở thôn Mang Hin, xã Sơn Long cho biết, thanh niên địa phương tích cực tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vào những ngày lễ tết quan trọng của đồng bào, thanh niên địa chúng tôi tụ họp, cùng nhau quây quần hát những làn điệu dân ca, cùng trò chuyện bằng tiếng Cadong ở nhà của anh Siêng.
Huyện Sơn Tây hiện có hơn 19 nghìn người, trong đó, khoảng 90% là đồng bào Cadong. Theo thống kê sơ bộ của Phòng Văn hóa - Thông tin, toàn huyện chỉ có khoảng 50 người biết sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc và 40 hộ còn lưu giữ các loại nhạc cụ, rất ít người biết làm nhạc cụ dân tộc.
Ông Lê Phương Nam, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sơn Tây cho biết, địa phương đang thực hiện Đề án bảo tồn văn hóa phi vật thể. Do đó, việc sưu tầm các loại nhạc cụ, vật dụng của đồng bào Cadong của anh Đinh Văn Siêng là rất đáng trân quý. Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Cadong, Phòng đã tham mưu UBND huyện thường xuyên tổ chức liên hoan cồng chiêng và đàn hát dân ca ngay cấp xã, đến huyện; thành lập các Câu lạc bộ truyền dạy cồng chiêng, tạo điều kiện cho giới trẻ có thêm môi trường để rèn luyện, giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong việc tập đánh bài chiêng cổ, trau dồi kỹ năng múa làn điệu dân ca của dân tộc mình. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và khơi dậy tình yêu, niềm đam mê đánh cồng chiêng trong thế hệ trẻ.
Anh Siêng chia sẻ, năm 2010 khi xuất ngũ về quê, cũng là lúc anh nhận ra nhiều nhạc cụ, vật dụng sinh hoạt vốn gắn liền với người Cadong đang dần bị thay thế bởi cuộc hội nhập quá nhanh từ miền xuôi. Rổ rá, gùi từ mây, tre nay đã hết thời khi dụng cụ bằng nhựa dần chiếm vị trí. Cùng với đó là những cồng chiêng bằng đồng vốn là linh hồn của chủ nhân vùng đất này đang bị bán đi, chỉ còn vài người già lưu luyến xưa cũ giữ lại. Họ cũng chính là những người cuối cùng còn hiểu cách chế tác, hay sử dụng cồng chiêng, nhạc cụ phục vụ lễ hội. “Trước khi đi bộ đội, trong làng cồng chiêng còn rất nhiều. Thậm chí có những gia đình giữ hàng chục chiếc chiêng tuổi đời cả trăm năm. Mỗi lần sinh hoạt tập thể, các làng lại tổ chức đấu chiêng bà con quây quần bên nhau rất vui vẻ”, anh Siêng bộc bạch.
Hiện nay, cồng chiêng được xem là di sản vô cùng quý của đồng bào dân tộc thiểu số Cadong. Trong những lễ hội truyền thống của người Cadong như mừng lúa mới, lễ hội đâm trâu, lễ mừng năm mới, cúng Yàng... Những tiếng đàn krâu, chiêng hòa trong làn điệu dân ca Ra Nghé, Kaliêu đã và đang trở thành đểm đến chiêm ngưỡng của những du khách yêu thích bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số. Anh Siêng cho hay, anh không ngừng đi tìm, phát hiện và gìn giữ giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Nghe ai giới thiệu chỗ nào còn đồ dùng sinh hoạt hằng ngày, nhạc cụ của đồng bào mình là anh lặn lội tìm đến nơi để mua. Hiện “bảo tàng” thu nhỏ của anh giá trị nhất là 3 bộ chiêng 6 của đồng bào Cadong.
“Tôi nhận thấy nhiều lễ hội, phong tục tập quán của dân tộc mình dần dà bị quên lãng, nhiều loại nhạc cụ nay chỉ còn lại trong kí ức. Lo sợ văn hóa dân tộc bị mai một, tôi lặn lội đi khắp nơi tìm gặp những người cao tuổi biết về các loại nhạc cụ để tìm hiểu, ghi chép và làm theo. Lần đầu tiên tôi mua 12 chiếc chiêng của một già làng ở xã Sơn Dung, huyện Sơn Tây với giá 15 triệu đồng. Số tiền ấy tôi tích cóp từ khi còn trong quân ngũ. Trong 3 bộ chiêng có 1 bộ cha tôi để lại và tôi coi nó như “báu vật”, anh Siêng nói.
Đến với huyện miền núi Sơn Tây du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành của núi rừng, hòa vào nhịp sống của người dân bản địa và săn mây với những bộ ảnh đẹp. Trong một dịp công tác, chị Đinh Hương ở tỉnh Nghệ An đã đến thăm “bảo tàng” thu nhỏ của anh Siêng và chị không khỏi ngỡ ngàng khi những chiếc chiêng, đồ sinh hoạt của đồng bào dân tộc Cadong được anh bố trí rất ngăn nắp. “Tôi nghĩ đây là vốn quý cần gìn giữ, anh Siêng đã giữ lại và tạo một không gian quá thú vị cho các bạn trẻ có dịp giao lưu, học hỏi có ý thức cao trong việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc Cadong”, chị Hương chia sẻ.
Anh Siêng kể: “Tôi mất hai năm dùi đục từng thớ gỗ, rồi dỡ bỏ mái nhà cũ để tạo thành tầng 2 của ngôi nhà. Tôi muốn có một nhà sàn riêng biệt để mọi người ghé đến tham quan và nghỉ ngơi”. Giờ đây, nhiều cụ già có chiếc gùi, bộ nỏ, đàn đẹp cũng mang tặng anh Siêng thay vì bán. Anh cũng khơi dậy trong thế hệ mình mong muốn giữ gìn bản sắc. Nhiều người trẻ học đan gùi, đánh cồng chiêng, chơi đàn... Mấy năm trở lại đây, nhiều người trẻ trong huyện đến nhà anh Siêng mượn chiêng để tham gia các lễ hội của đồng bào dân tộc thiếu số ở Quảng Ngãi.
Anh Đinh Văn Thâm thanh niên ở thôn Mang Hin, xã Sơn Long cho biết, thanh niên địa phương tích cực tham gia vào việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Vào những ngày lễ tết quan trọng của đồng bào, thanh niên địa chúng tôi tụ họp, cùng nhau quây quần hát những làn điệu dân ca, cùng trò chuyện bằng tiếng Cadong ở nhà của anh Siêng.
Huyện Sơn Tây hiện có hơn 19 nghìn người, trong đó, khoảng 90% là đồng bào Cadong. Theo thống kê sơ bộ của Phòng Văn hóa - Thông tin, toàn huyện chỉ có khoảng 50 người biết sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc và 40 hộ còn lưu giữ các loại nhạc cụ, rất ít người biết làm nhạc cụ dân tộc.
Ông Lê Phương Nam, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Sơn Tây cho biết, địa phương đang thực hiện Đề án bảo tồn văn hóa phi vật thể. Do đó, việc sưu tầm các loại nhạc cụ, vật dụng của đồng bào Cadong của anh Đinh Văn Siêng là rất đáng trân quý. Để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Cadong, Phòng đã tham mưu UBND huyện thường xuyên tổ chức liên hoan cồng chiêng và đàn hát dân ca ngay cấp xã, đến huyện; thành lập các Câu lạc bộ truyền dạy cồng chiêng, tạo điều kiện cho giới trẻ có thêm môi trường để rèn luyện, giao lưu học hỏi kinh nghiệm trong việc tập đánh bài chiêng cổ, trau dồi kỹ năng múa làn điệu dân ca của dân tộc mình. Qua đó góp phần nâng cao ý thức và khơi dậy tình yêu, niềm đam mê đánh cồng chiêng trong thế hệ trẻ.
Nguồn tin: Báo Văn Hóa
Tin tức khác