Phát triển sản phẩm OCOP gắn với du lịch
Việc xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP không những thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển bền vững mà còn phục vụ phát triển ngành du lịch, tạo dựng thương hiệu cho hàng hóa tỉnh Quảng Ngãi.
Đa dạng sản phẩm
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 61 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, thuộc các nhóm hàng: thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ và thảo dược, dịch vụ du lịch nông thôn. Đây là những sản phẩm có thể làm quà tặng. Do vậy, các cơ sở sản xuất trong tỉnh đã tập trung đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, đổi mới nhãn mác để đưa vào bán tại các cửa hàng OCOP và điểm du lịch trong, ngoài tỉnh.
Huyện Mộ Đức dẫn đầu tỉnh Quảng Ngãi về sản phẩm OCOP với 19 sản phẩm. Các sản phẩm được công nhận OCOP giúp gia tăng giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Ông Võ Hưng Đạo – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Mộ Đức cho biết, hiện nấm linh chi được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Các sản phẩm khác như: nấm bào ngư, rượu linh chi, gạo lứt, mạch nha, nước mắm… được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. “Sản phẩm OCOP đều có xuất xứ đã khẳng định được chất lượng qua nhiều lần kiểm định nghiêm ngặt, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm được mở rộng đến các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là TP.HCM”, ông Đạo bày tỏ.
Xã Bình Đông, huyện Bình Sơn là nơi có nghề sản xuất nước mắm lâu đời. Anh Đào Trọng Mười (SN 1981) đã bị mê hoặc bởi màu sắc, mùi vị và thành phần dinh dưỡng của loại nước chấm quen thuộc của người Việt, nhất là nước mắm ở vùng biển quê hương. Anh chia sẻ, lúc đầu mới khởi nghiệp phần lớn thời gian anh tìm hiểu cách muối cá, ủ chượp, rút nước mắm để tạo ra loại nước mắm chất lượng, hợp vệ sinh nhất. Khi đã nắm rõ bí quyết sản xuất loại nước mắm ngon, anh quyết định thành lập doanh nghiệp với tên Mười Quý và đi vào sản xuất. Với quan điểm nước mắm phải “chất” nên sản phẩm do anh Mười sản xuất chỉ có thành phần gồm cá và muối biển, không pha màu, không chất bảo quản.
Đến nay, nước mắm Mười Quý đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh, mỗi năm nhập từ 70 - 100 tấn cá, đạt sản lượng gần 40 nghìn lít nước mắm, doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng. “Tôi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thương hiệu nước mắm Mười Qúy cùng với các sản phẩm OCOP khác trong và ngoài nước. Qua đó, các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần phát triển bền vững nghề truyền thống địa phương, thu hút du khách tham quan, du lịch và phát triển du lịch”, ông Mười chia sẻ.
Kết nối vùng miền
Muốn phát triển bền vững, du lịch buộc phải có sản phẩm đặc trưng được du khách chấp nhận, ưa chuộng. Thực tế thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã chứng minh, các sản phẩm OCOP mang đặc trưng hoặc thuần hóa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, tri thức địa phương. Rõ ràng, từ những đặc điểm tự nhiên, con người, phương thức canh tác độc đáo với sự đa dạng về nông sản, văn hóa ẩm thực... là cơ hội lớn cho các địa phương trong tỉnh phát triển du lịch nông nghiệp.
Điển hình như sản phẩm đạt chuẩn 3 sao OCOP chè Thành Tiến của HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Thành Tiến ở xã Long Hiệp, huyện Minh Long. Bén rễ hàng trăm năm trên mảnh đất Minh Long, cây chè đã có thương hiệu nức tiếng. Trải bao mưa nắng, hút bao dưỡng chất của đất, ngậm hạt sương sa của trời, những đồi chè vẫn ngút ngát một màu xanh tươi cùng cuộc sống của bà con người Hrê nơi núi rừng. Anh Đinh Văn Khó – Giám đốc HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Thành Tiến cho biết, chè Minh Long trở thành niềm tự hào cùng những sản vật ghi danh vào sản vật quý giá của xứ Quảng. Minh Long có những đồi chè rộng lớn, chất lượng thơm ngon, mang đậm hương vị tinh túy của đất trời. Chính vì vậy, chúng tôi đã thành lập HTX có 17 thành viên để vực dậy cây chè truyền thống ở xã Long Hiệp, diện tích khoảng 40ha. Qua đó giúp bà con bảo tồn được cây chè và đưa thương hiệu chè Minh Long vươn xa.
“Khi khách du lịch đến với xã Long Hiệp có thể tham gia du lịch trải nghiệm đồi chè, tự tay hái chè và được hướng dẫn cách sao chè, đóng gói... như người dân địa phương làm, tự tạo ra những sản phẩm của riêng mình nhưng mang thương hiệu nổi tiếng của địa phương”, ông Khó bày tỏ mong muốn được phát triển trong thời gian đến.
Bà Đặng Thị Mỹ Á du khách đến từ TP.Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi có dịp đến tham quan và mua các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ngãi, tôi thấy sản phẩm rất đa dạng. Hương vị chè Minh Long có đặc trưng riêng, vị chan chát ban đầu, nhưng rất thơm, đậm đà để lại vị ngòn ngọt đọng lại trên đầu lưỡi. Nếu phát triển du lịch trải nghiệm ở đồi chè được ngắm những cảnh đẹp và còn được xem cách làm ra những túi chè xanh, tôi nghĩ sẽ rất thu hút khách đến đây”.
OCOP muốn vươn xa phải gắn kết với du lịch
Nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh được triển khai tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử; xây dựng điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP. Tổ chức Hội chợ quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và nông sản tỉnh, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản tỉnh. Giới thiệu các tour, tuyến du lịch, các điểm tham quan, các sản phẩm, đồ lưu niệm và quà gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Bà Trương Thị Thu Hường – Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Hiệp hội du lịch đã kết nối tổ chức các hoạt động văn hóa, ẩm thực, quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh tại các điểm du lịch ... Mỗi một địa phương có một sản phẩm đặc trưng riêng, khi khách du lịch đến khao khát được mua sản phẩm đó. “Quảng Ngãi đang xây dựng mô hình mỗi xã 1 sản phẩm, mỗi thôn 1 sản phẩm. Xây dựng du lịch cũng xây dựng theo mô hình OCOP, các bạn phát triển du lịch cũng đang học hỏi lẫn nhau để phát triển. Hiện có, HTX Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ đang hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp thẩm quyền công nhận làng Gò Cỏ đạt 4 sao OCOP và HTX du lịch cộng đồng làng Bình Thành đang xây dựng được công nhận OCOP”, bà Hường nói.
Ông Nguyễn Đức Huy – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ, việc lồng ghép xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch được đánh giá sẽ tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư. Sản phẩm OCOP làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút du khách, đồng thời hoạt động du lịch góp phần tiêu thụ và nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP. Từ đó, việc quan tâm đầu tư, tạo dựng sản phẩm OCOP sẽ thuận lợi hơn, giúp nâng tầm sản phẩm, quảng bá hình ảnh du lịch tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững.
“Đưa sản OCOP đến người tiêu dùng nhanh nhất thông qua kênh siêu thị, trung tâm thương mại và hội nghị giao thương kết nối tỉnh ở vùng miền khu vực miền trung và cả nước. Những sản phẩm nông nghiệp này có tính thân thiện với môi trường, du khách họ rất thích mua để sử dụng và làm quà tặng. Trong dịp lễ, tết tỉnh khuyến khích sử dụng sản phẩm OCOP để làm quà tặng. Đẩy mạnh thực hiện xây dựng các tuyến du lịch cộng đồng kết nối với các vùng sản xuất sản phẩm OCOP”, ông Huy nói.
Đa dạng sản phẩm
Tỉnh Quảng Ngãi hiện có 61 sản phẩm OCOP cấp tỉnh, thuộc các nhóm hàng: thực phẩm, đồ uống, thủ công mỹ nghệ và thảo dược, dịch vụ du lịch nông thôn. Đây là những sản phẩm có thể làm quà tặng. Do vậy, các cơ sở sản xuất trong tỉnh đã tập trung đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, đổi mới nhãn mác để đưa vào bán tại các cửa hàng OCOP và điểm du lịch trong, ngoài tỉnh.
Huyện Mộ Đức dẫn đầu tỉnh Quảng Ngãi về sản phẩm OCOP với 19 sản phẩm. Các sản phẩm được công nhận OCOP giúp gia tăng giá trị nông sản, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững. Ông Võ Hưng Đạo – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Mộ Đức cho biết, hiện nấm linh chi được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao. Các sản phẩm khác như: nấm bào ngư, rượu linh chi, gạo lứt, mạch nha, nước mắm… được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao. “Sản phẩm OCOP đều có xuất xứ đã khẳng định được chất lượng qua nhiều lần kiểm định nghiêm ngặt, tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Thị trường tiêu thụ của các sản phẩm được mở rộng đến các tỉnh, thành trong cả nước, đặc biệt là TP.HCM”, ông Đạo bày tỏ.
Xã Bình Đông, huyện Bình Sơn là nơi có nghề sản xuất nước mắm lâu đời. Anh Đào Trọng Mười (SN 1981) đã bị mê hoặc bởi màu sắc, mùi vị và thành phần dinh dưỡng của loại nước chấm quen thuộc của người Việt, nhất là nước mắm ở vùng biển quê hương. Anh chia sẻ, lúc đầu mới khởi nghiệp phần lớn thời gian anh tìm hiểu cách muối cá, ủ chượp, rút nước mắm để tạo ra loại nước mắm chất lượng, hợp vệ sinh nhất. Khi đã nắm rõ bí quyết sản xuất loại nước mắm ngon, anh quyết định thành lập doanh nghiệp với tên Mười Quý và đi vào sản xuất. Với quan điểm nước mắm phải “chất” nên sản phẩm do anh Mười sản xuất chỉ có thành phần gồm cá và muối biển, không pha màu, không chất bảo quản.
Đến nay, nước mắm Mười Quý đạt chuẩn 3 sao OCOP cấp tỉnh, mỗi năm nhập từ 70 - 100 tấn cá, đạt sản lượng gần 40 nghìn lít nước mắm, doanh thu khoảng 1,5 tỷ đồng. “Tôi tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu, quảng bá sản phẩm, thương hiệu nước mắm Mười Qúy cùng với các sản phẩm OCOP khác trong và ngoài nước. Qua đó, các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, góp phần phát triển bền vững nghề truyền thống địa phương, thu hút du khách tham quan, du lịch và phát triển du lịch”, ông Mười chia sẻ.
Kết nối vùng miền
Muốn phát triển bền vững, du lịch buộc phải có sản phẩm đặc trưng được du khách chấp nhận, ưa chuộng. Thực tế thời gian qua trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã chứng minh, các sản phẩm OCOP mang đặc trưng hoặc thuần hóa trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, tri thức địa phương. Rõ ràng, từ những đặc điểm tự nhiên, con người, phương thức canh tác độc đáo với sự đa dạng về nông sản, văn hóa ẩm thực... là cơ hội lớn cho các địa phương trong tỉnh phát triển du lịch nông nghiệp.
Điển hình như sản phẩm đạt chuẩn 3 sao OCOP chè Thành Tiến của HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Thành Tiến ở xã Long Hiệp, huyện Minh Long. Bén rễ hàng trăm năm trên mảnh đất Minh Long, cây chè đã có thương hiệu nức tiếng. Trải bao mưa nắng, hút bao dưỡng chất của đất, ngậm hạt sương sa của trời, những đồi chè vẫn ngút ngát một màu xanh tươi cùng cuộc sống của bà con người Hrê nơi núi rừng. Anh Đinh Văn Khó – Giám đốc HTX dịch vụ nông lâm nghiệp Thành Tiến cho biết, chè Minh Long trở thành niềm tự hào cùng những sản vật ghi danh vào sản vật quý giá của xứ Quảng. Minh Long có những đồi chè rộng lớn, chất lượng thơm ngon, mang đậm hương vị tinh túy của đất trời. Chính vì vậy, chúng tôi đã thành lập HTX có 17 thành viên để vực dậy cây chè truyền thống ở xã Long Hiệp, diện tích khoảng 40ha. Qua đó giúp bà con bảo tồn được cây chè và đưa thương hiệu chè Minh Long vươn xa.
“Khi khách du lịch đến với xã Long Hiệp có thể tham gia du lịch trải nghiệm đồi chè, tự tay hái chè và được hướng dẫn cách sao chè, đóng gói... như người dân địa phương làm, tự tạo ra những sản phẩm của riêng mình nhưng mang thương hiệu nổi tiếng của địa phương”, ông Khó bày tỏ mong muốn được phát triển trong thời gian đến.
Bà Đặng Thị Mỹ Á du khách đến từ TP.Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi có dịp đến tham quan và mua các sản phẩm OCOP của tỉnh Quảng Ngãi, tôi thấy sản phẩm rất đa dạng. Hương vị chè Minh Long có đặc trưng riêng, vị chan chát ban đầu, nhưng rất thơm, đậm đà để lại vị ngòn ngọt đọng lại trên đầu lưỡi. Nếu phát triển du lịch trải nghiệm ở đồi chè được ngắm những cảnh đẹp và còn được xem cách làm ra những túi chè xanh, tôi nghĩ sẽ rất thu hút khách đến đây”.
OCOP muốn vươn xa phải gắn kết với du lịch
Nhằm thúc đẩy quảng bá và tiêu thụ sản phẩm OCOP, nhiều chính sách hỗ trợ của tỉnh được triển khai tập trung đẩy mạnh xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, giới thiệu trên các trang thương mại điện tử; xây dựng điểm trưng bày và bán sản phẩm OCOP. Tổ chức Hội chợ quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP và nông sản tỉnh, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản tỉnh. Giới thiệu các tour, tuyến du lịch, các điểm tham quan, các sản phẩm, đồ lưu niệm và quà gắn với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng.
Bà Trương Thị Thu Hường – Phó Chủ tịch Hiệp hội du lịch tỉnh Quảng Ngãi cho biết, Hiệp hội du lịch đã kết nối tổ chức các hoạt động văn hóa, ẩm thực, quảng bá du lịch, giới thiệu sản phẩm nông sản tỉnh tại các điểm du lịch ... Mỗi một địa phương có một sản phẩm đặc trưng riêng, khi khách du lịch đến khao khát được mua sản phẩm đó. “Quảng Ngãi đang xây dựng mô hình mỗi xã 1 sản phẩm, mỗi thôn 1 sản phẩm. Xây dựng du lịch cũng xây dựng theo mô hình OCOP, các bạn phát triển du lịch cũng đang học hỏi lẫn nhau để phát triển. Hiện có, HTX Du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ đang hoàn thành hồ sơ đề nghị cấp thẩm quyền công nhận làng Gò Cỏ đạt 4 sao OCOP và HTX du lịch cộng đồng làng Bình Thành đang xây dựng được công nhận OCOP”, bà Hường nói.
Ông Nguyễn Đức Huy – Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Quảng Ngãi chia sẻ, việc lồng ghép xây dựng sản phẩm OCOP gắn với du lịch được đánh giá sẽ tận dụng tối đa nguồn lực đầu tư. Sản phẩm OCOP làm phong phú cho chương trình du lịch, thu hút du khách, đồng thời hoạt động du lịch góp phần tiêu thụ và nâng cao giá trị cho sản phẩm OCOP. Từ đó, việc quan tâm đầu tư, tạo dựng sản phẩm OCOP sẽ thuận lợi hơn, giúp nâng tầm sản phẩm, quảng bá hình ảnh du lịch tại địa phương, nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới phát triển du lịch và phát triển nông thôn bền vững.
“Đưa sản OCOP đến người tiêu dùng nhanh nhất thông qua kênh siêu thị, trung tâm thương mại và hội nghị giao thương kết nối tỉnh ở vùng miền khu vực miền trung và cả nước. Những sản phẩm nông nghiệp này có tính thân thiện với môi trường, du khách họ rất thích mua để sử dụng và làm quà tặng. Trong dịp lễ, tết tỉnh khuyến khích sử dụng sản phẩm OCOP để làm quà tặng. Đẩy mạnh thực hiện xây dựng các tuyến du lịch cộng đồng kết nối với các vùng sản xuất sản phẩm OCOP”, ông Huy nói.
Tin tức khác