Quảng Ngãi ban hành Quy định mô hình quản lý khu du lịch cấp tỉnh
VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký ban hành Quy định về mô hình quản lý đối với các khu du lịch cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh.
VHO - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ký ban hành Quy định về mô hình quản lý đối với các khu du lịch cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh.
Ra mắt tổ công tác phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông thôn
Tối 9/12, Ban Tổ chức Cuộc thi Hoa hậu du lịch bản sắc Việt Nam tổ chức họp báo công bố lịch trình vòng bán kết và chung kết của cuộc thi tại TP Quảng Ngãi.
Cách trung tâm TP Quảng Ngãi 14 km về hướng Tây, làng du lịch cộng đồng Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành đang là điểm dừng chân lý tưởng cho tour du lịch khám phá, trải nghiệm về thăm “miệt vườn Nam Bộ” giữa vùng đất miền Trung.
Sáng 19.11, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức chương trình Tọa đàm, gặp gỡ giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, đoàn famtrip và doanh nghiệp du lịch, điểm đến du lịch Quảng Ngãi.
Lần đầu tiên Quảng Ngãi mời hàng chục doanh nghiệp lữ hành ở Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng tham gia chương trình Famtrip với chủ đề: “Du lịch cộng đồng, OCOP - Kết nối thiên nhiên, văn hóa" ở địa phương này.
Hơn 30 doanh nghiệp đến từ TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng đã tham gia Chương trình Farmtrip khảo sát, giới thiệu sản phẩm du lịch nông thôn, du lịch cộng động tại tỉnh Quảng Ngãi.
Những con tàu cổ chở đầy gốm sứ, chìm sâu trong lòng biển Đông trên địa phận Quảng Ngãi đã được phát hiện, khai quật và nghiên cứu. Đặc biệt là vùng biển Vũng Tàu thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn từ những thập niên 90 của thế kỷ trước đã phát hiện nhiều dấu tích tàu cổ đắm.
UBND thị xã Đức Phổ cần phát huy các điểm du lịch, sản phẩm du lịch hiện có, vận động các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực tài chính hỗ trợ, tạo điều kiện để các sản phẩm du lịch, điểm du lịch này phát triển mạnh hơn, tăng tính cạnh tranh với các địa phương khác. Đây là một trong những ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Hoàng Tuấn tại buổi làm việc mới đây với thị xã Đức Phổ về phát triển du lịch.
Từ bao đời nay, bà con đồng bào dân tộc Hrê ở huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi) luôn duy trì nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Thổ cẩm Làng Teng đã trở thành một trong những sản phẩm du lịch độc đáo, được du khách ưa chuộng.
Vượt hơn 80 km từ TP Quảng Ngãi lên huyện miền núi Sơn Tây, du khách có thể dừng lại ven đỉnh đồi quanh co để chiêm ngưỡng những dãy đồng lúa bậc thang chín vàng trải dọc dưới các thung lũng xa, mái nhà sàn thấp thoáng giữa rừng cau bạt ngàn thơ mộng. Giữa nơi núi rừng, một “bảo tàng” thu nhỏ văn hóa của đồng bào DTTS Cadong, đã được chàng trai Đinh Văn Siêng (SN 1988) ở xã Sơn Long, huyện Sơn Tây (Quảng Ngãi) miệt mài sưu tầm và cất giữ.
Để du lịch tỉnh Quảng Ngãi không lỡ nhịp trong việc phát triển và nâng tầm trong thời gian tới so với các tỉnh, thành phố lân cận, ngành du lịch tỉnh đẩy mạnh thực hiện khai thác tiềm năng, lợi thế cũng như đề ra các giải pháp nhằm xây dựng ngành “công nghiệp không khói” này thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh.
Du lịch cộng đồng đang dần trở thành điểm nhấn tại xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Từ chỉ làm nông, chăn nuôi nhỏ lẻ, những người dân nơi đây dần học cách làm du lịch, đời sống khấm khá hơn. Thành công bước đầu đang mở ra hướng phát triển kinh tế mới gắn với bảo tồn, phát huy giá trị thiên nhiên và bản sắc văn hóa nơi đây.
Năm nay, chôm chôm được mùa, bà con nông dân huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi) phấn khởi bước vào mùa thu hoạch.
Vào những ngày nghỉ lễ Tết hay dịp cuối tuần, mọi người thường tìm đến những nơi có phong cảnh đẹp để thư giãn và lưu lại các bức ảnh kỷ niệm. Nắm bắt xu hướng đó người dân ở xã Nghĩa Hà, TP Quảng Ngãi đã mạnh đầu tư mô hình trồng hoa phục vụ du lịch. Đây là hướng đi mới trong làm du lịch nông nghiệp, cho thấy sự nhanh nhạy của bà con trong nắm bắt xu hướng phát triển hiện nay.
Du lịch nông nghiệp trở thành lựa chọn hấp dẫn cho du khách khi muốn tìm hiểu, trải nghiệm văn hóa, con người, cuộc sống tại vùng nông thôn. Quảng Ngãi là nơi tuyệt vời để du khách tìm đến, hòa mình với thiên nhiên. Đây là cơ hội để các địa phương trong tỉnh tận dụng tiềm năng, thế mạnh “đánh thức” du lịch nông nghiệp.
Đến với làng Gò Cỏ ở phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi du khách được hòa mình vào thiên nhiên xanh tươi, không gian tĩnh lặng cùng nhiều hoạt động giúp chúng ta có thời gian nhìn lại mình, cùng sống chậm tại ngôi làng.
Người nông dân ở Quảng Ngãi chỉ quen cảnh ruộng vườn, chân lấm tay bùn thì giờ đã biết làm du lịch. Việc kết hợp du lịch với nông nghiệp góp phần tăng nguồn thu nhập cho bà con nông dân, đồng thời khai thác những lợi thế về nông nghiệp, cảnh quan thiên nhiên của địa phương.
Ở rừng dừa nước Cà Ninh, sông Trà Bồng hình ảnh những nò bẫy cá, tôm đã quen thuộc, trở thành nét văn hoá của người dân vùng ven sông nước. Đây là phương thức đánh bắt truyền thống, được người dân nơi đây gìn giữ, truyền đời hơn trăm năm qua.
Sa Huỳnh không chỉ được biết đến với những di chỉ khảo cổ học quan trọng mà còn nổi tiếng với cánh đồng muối bát ngát, cuốn hút đến lạ lùng. Cô gái trẻ Phạm Hồng Thắm (SN 1993), người con của đất Sa Huỳnh đã tạo dựng thương hiệu muối sạch SAHU với mong ước nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho diêm dân, trong đó có nhiều loại giá trị cao gấp 50 lần giá muối nguyên liệu.
Trang trại giáo dục đã và đang là điểm đến du lịch nhận được sự quan tâm của nhà trường và các bậc phụ huynh. Chương trình “1 ngày của bé” là tour du lịch mới lạ, thích thú và hào hứng mang đậm tính nhân văn.