Phát huy lợi thế, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong phát triển du lịch ở Quảng Ngãi

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có về du lịch của địa phương, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX đã xác định đẩy mạnh phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2020 – 2025. Để đạt được mục tiêu này, cần tháo gỡ những “điểm nghẽn” trong phát triển du lịch của tỉnh.
Phát huy lợi thế, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong phát triển du lịch ở Quảng Ngãi - ảnh 1
Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng chủ trì hội nghị

Chiều 11.11, Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng cho biết, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX đã xác định đẩy mạnh phát triển du lịch là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 2020 – 2025. Trên cơ sở đó ngày 2.11.2021, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển du lịch, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, UBND tỉnh đã ban hành Đề án phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành về phát triển du lịch.

 

Phát huy lợi thế, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong phát triển du lịch ở Quảng Ngãi - ảnh 2
Du khách tắm biển, trải nghiệm ở đảo bé Lý Sơn

Sản phẩm du lịch ngày càng da dạng, nhất là sản phẩm du lịch gắn với sự kiện thể thao đã phát huy hiệu quả như: Giải Dù lượn, Giải marathon, Giải bóng chuyền nữ bãi biển, Giải bơi vượt biển đảo Lớn – đảo Bé...được tổ chức hàng năm, thu hút nhiều vận động viên trong và ngoài nước và khách du lịch đến Quảng Ngãi.

Đặc biệt là sản phẩm du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp nông thôn được quan tâm, khuyến khích phát triển trong những năm gần đây và được định hướng phát triển thành sản phẩm chủ lực của tỉnh trong thời gian tới: Du lịch cộng đồng thôn Bình Thành, du lịch cộng đồng rừng dừa nước Cà Ninh, du lịch cộng đồng bàu Cá Cái, du lịch cộng đồng rừng dừa nước Tịnh Khê, du lịch cộng đồng Làng Teng, du lịch cộng đồng làng Gò Cỏ, du lịch đồng xóm Cây Gạo…

Để thực hiện thành công các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đề ra trong Đề án, phấn đấu đưa du lịch Quảng Ngãi dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo tinh thần Nghị quyết 05 của Tỉnh ủy trong thời gian đến. Tại Hội nghị, các địa biểu đã trao đổi, thảo luận đánh giá những việc đã làm được, chưa làm được, đâu là điểm nghẽn của du lịch Quảng Ngãi và đề ra nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian đến để ngành du lịch phát triển bền vững theo mục tiêu đề ra. 

Phó Giám đốc Sở TTTT tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Quốc Huy Hoàng chia sẻ giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi số để Du lịch Quảng Ngãi - Đột phá và thúc đẩy phát triển bền vững, trong đó phát huy việc kết nối  giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp du lịch đảm bảo tính liên thông, thống nhất để cùng xây dựng hệ thống dữ liệu, chương trình quảng bá  xúc tiến và kết nối du lịch được hiệu quả hơn trong tương lai.

 “Cần tiếp tục nâng cao App du lịch thông minh, ứng dụng Khám phá Lý Sơn, cập nhật dữ liệu về điểm đến, cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch đầy đủ hơn. Sở VHTTDL làm đầu mối chia sẻ các thông tin du lịch đồng bộ trên cả nước, liên kết chuỗi du lịch của Quảng Ngãi với khu vực. Đồng thời cần phát triển thêm một bước mới, đó là hình thành Cổng thông tin du lịch tỉnh Quảng Ngãi để cung cấp đầy đủ, toàn diện thông tin và tiện ích cho du khách khi quan tâm và trực tiếp trải nghiệm du lịch tại Quảng Ngãi”, ông Hoàng nhấn mạnh.  

Theo Hiệp Hội Du lịch Quảng Ngãi, điểm tham quan tại Quảng Ngãi còn rời rạc. Chủ yếu là các điểm tham quan là thắng cảnh thô, cơ sở hạ tầng di chuyển đến điểm còn bất tiện, ảnh hưởng đến việc kết nối sản phẩm du lịch với du khách…

Thời tiết bất lợi vào mùa mưa, các chuyến bay hoạt động đến sân bay Chu Lai từ khu vực phía bắc còn quá ít, khó thu hút khách du lịch trong khi thị trường phía Bắc là thị trường tiềm năng. Tỉnh chưa có cơ chế đặc thù đặc biệt cho ngành du lịch, nên chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư đầu tư phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, dẫn đến khó tạo thành một bộ sản phẩm tour tuyến hoàn hảo.

Chính vì vậy, cần tập trung lựa chọn các phân khúc thị trường khách du lịch, phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng phân khúc thị trường với khách nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, nghỉ cuối tuần và mua sắm; du lịch sinh thái nông nghiệp; đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế...

Phát huy lợi thế, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong phát triển du lịch ở Quảng Ngãi - ảnh 3
Đại diện Làng du lịch cộng đồng Gò Cỏ chia sẻ tại hội nghị

Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch theo hướng chuyên nghiệp nhằm vào thị trường mục tiêu, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch là trọng tâm; quảng bá du lịch tỉnh gắn với du lịch cả nước, phù hợp với các mục tiêu đã xác định; gắn xúc tiến du lịch với xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư và ngoại giao, văn hóa.

Theo đó, hoạt động truyền thông, quảng bá sẽ được đẩy mạnh, tăng cường qua nhiều phương pháp, đa dạng như: quảng bá trên đài truyền hình, trên báo Trung ương và địa phương, trên các website du lịch với các nội dung quảng bá tập trung cho các sự kiện như các lễ hội: Lễ hội Văn hóa - Du lịch biển, du lịch cộng đồng, du lịch theo dòng lịch sử và nhiều sự kiện thể thao lớn, các bài viết, phóng sự quảng bá cho danh lam thắng cảnh, sản phẩm du lịch độc đáo, kêu gọi thu hút đầu tư…. Tuyên truyền quảng bá trên hệ thống biển quảng cáo tấm lớn tại các vị trí thích hợp, thuận tiện cho du khách theo dõi.

Tổ chức, giới thiệu dưới nhiều hình thức để cung cấp thông tin về du lịch Quảng Ngãi tại các đầu mối giao thông, tại các khu, điểm du lịch, tại các khách sạn…

Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Quảng Ngãi Nguyễn Tiến Dũng thẳng thắn nhìn nhận rằng, du lịch Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, cơ hội về thiên nhiên, con người, truyền thống văn hóa-lịch sử của Quảng Ngãi. Trong đó nổi lên những tồn tại như: Sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đặc sắc, nổi trội, chưa có sản phẩm du lịch tạo thương hiệu đặc trưng cho du lịch Quảng Ngãi, sản phẩm du lịch kém lợi thế cạnh tranh hơn so với các địa phương trong khu vực.

Phát huy lợi thế, tháo gỡ “điểm nghẽn” trong phát triển du lịch ở Quảng Ngãi - ảnh 4
Tập trung truyền thông, quảng bá hình ảnh qua các sự kiện lễ hội

“Kết cấu hạ tầng có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển du lịch, cơ sở vật chất còn thiếu (nhất là khách sạn đạt tiêu chuẩn 3-5 sao), thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm (chợ đêm, phố đi bộ…). Liên kết, hợp tác trong phát triển du lịch cọn hạn chế; nguồn nhân lực du lịch còn thiếu chuyên nghiệp, hoạt động du lịch cộng đồng còn mang tính mùa vụ. Thiếu sự liên kết sự liên kết giữa các nhà cung cấp dịch vụ du lịch. Chi tiêu của khách du lịch còn thấp, công tác vệ sinh môi trường còn hạn chế ở một số khu, điểm du lịch...”, ông Dũng nhấn mạnh.

 
 

Nguồn tin: baovanhoa.vn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây